Lufie

2023/12/17

Vượt qua vòng cuối 面接: Bí quyết biến hồi hộp thành vỡ oà

Vượt qua các kì thi và vòng hồ sơ, chỉ còn một cánh cửa nữa: 面接 là bạn sẽ trở thành sinh viên của trường. Ở vòng này, bạn không bị áp lực nhiều về ôn luyện kiến thức nhưng phải đối mặt với một chướng ngại mới. Đó là áp lực tâm lý. Làm sao để thể hiện bản thân tốt nhất, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng để từ cảm xúc hồi hộp ta vỡ oà khi nhận thư trúng tuyển? Hãy cùng Lufie khám phá trong bài viết này nhé.

Vượt qua vòng cuối 面接: Bí quyết biến hồi hộp thành vỡ oà Stulink

1. Những quy tắc phỏng vấn cơ bản của người Nhật

Người Nhật có những quy tắc chung, “マナー” trong đời sống và công việc, trong đó có phỏng vấn. Khác với các trường Âu Mỹ, nơi coi buổi phỏng vấn chỉ là một buổi nói chuyện vui vẻ để nhà tuyển sinh hiểu hơn về ứng viên. Ở Nhật, các trường Đại học, trường Senmon coi đây là buổi gặp gỡ lịch sự để nhà trường không chỉ hiểu mà còn kiểm tra về tác phong và thái độ của bạn để xem bạn có phù hợp với trường không?

Chính vì vậy bạn cần nắm được các quy tắc cơ bản của một buổi phỏng vấn để tránh mất điểm trước nhà tuyển sinh. Sau đây là một số điểm bạn phải nắm được về một buổi phỏng vấn với trường

Trang phục

Người Nhật yêu cầu trang phục lịch sự cho các buổi phỏng vấn, cụ thể là vest. Bạn cần chuẩn bị cho mình một bộ vest(Lufie gợi ý tất cả nên là màu tối như màu đen), cà vạt và đôi giày tây với nam, giày công sở với nữ. Bắt đầu cuộc sống ở Nhật, bạn sẽ phải nhiều lần dùng với trang phục này nên đây là khoản đầu tư xứng đáng cho quãng đường học tập và sinh hoạt tại Nhật sau này. Ngoài ra bạn cần lưu ý không nhuộm tóc, trang điểm quá mức hoặc mang các đồ trang sức đắt tiền, màu sắc như vòng cổ, túi xách hàng hiệu,... Những điều này gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển sinh.

Một lỗi nhỏ mà nhiều học sinh Việt Nam hay mắc phải, đó là đôi tất. Nhiều bạn có bộ sưu tập tất ngộ nghĩnh cho mình. Nhưng nó lại không phù hợp cho buổi gặp gỡ lịch sự trong phỏng vấn. Đôi tất chuẩn lịch sự của Nhật là một màu, không hoa văn và cao hơn mắt cá chân. Làm tốt điểm nhỏ này sẽ khiến nhà tuyển sinh muốn gật đầu hơn với bạn. Hãy nhớ rằng là người Nhật thường lưu ý đến những chi tiết nhỏ, điều đó tạo nên sự tinh tế trong văn hoá của họ.

Tác phong

Điều này được thể hiện ngay từ ghi bạn bước tới điểm phỏng vấn. Mình sẽ liệt kê những điểm cần lưu ý theo trình tự thời gian khi bạn bước đến nơi phỏng vấn:

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi đến dự thi phỏng vấn: Nhà trường sẽ gửi hướng dẫn về thi phỏng vấn, hãy đảm bảo bạn đọc và nắm hết nội dung trường gửi tới. Từ đó bạn sẽ chủ động hơn và tránh tình trạng “gà mờ” khi đến điểm thi
  • Đúng giờ: đến điểm thi đúng giờ
  • Tác phong nhanh nhẹn và hợp tác: Nghe theo hướng dẫn và làm theo khi đến điểm thi. Nhớ rằng từ lúc bạn đến điểm thi là bạn bắt đầu được chấm điểm.
  • Ngồi trật tự trong phòng chờ
  • Vào phòng thi*: Khi được nghe nhắc tên, đáp “はい” to, rõ ràng. Trước khi vào phòng thi gõ cửa ba lần. Sau khi nghe phản hồi “どうぞ” từ phòng thi thì mới mở cửa, và nhớ nói “失礼します” khi mở cửa. Sau khi vào phòng, hãy đóng cửa cẩn thận.
  • Giới thiệu bản thân: Ngay khi vào phòng thi, bạn cần giới thiệu bản thân, ví dụ như “受験生の。。。です。宜しくお願い致します。”
  • Ngồi vào ghế: khi giám thị mời “どうぞ”, bạn ngồi vào ghế và nhớ đừng quên nói: “失礼します。”. Hãy ngồi thẳng lưng với tư thế tự tin nhất có thể, vừa đem lại cho bạn động lực để trả lời câu hỏi, vừa khiến giám thị ấn tượng với tác phong của bạn.
  • Khi nghe và đáp câu trả lời: Khi nghe câu hỏi, thể hiện sự tập trung bằng việc nhìn về phía giám thị đưa ra câu hỏi và có thể khẽ gật đầu. Khi trả lời, bạn nhớ giao tiếp bằng mắt (“eye contact”, nhìn vào mắt đối phương khi giao tiếp) với các giám thị.
  • Kết thúc buổi phỏng vấn và rời phòng: khi kết thúc bạn đứng lên và cúi đầu nói: “ありがとうございました。”. Sau đó di chuyển đến cửa, trước khi bước ra đừng quên nói: “失礼します。”. Cuối cùng là mở khép cửa nhẹ tránh tiếng ồn và di chuyển ra khỏi phòng thi.

Lễ phép

Điều này được thể hiện ở tác phong và ngôn ngữ. Tác phong như được kể ở trên, còn ngôn ngữ chính là việc sử dụng kính ngữ(敬語). Khi học tiếng Nhật, bạn phải đau đầu với muôn hình trạng thái 敬語: 尊敬語(nâng đối phương lên), 謙譲語(hạ mình xuống), 丁寧語(ngôn ngữ trang trọng dùng hàng ngày). Lời khuyên cho bạn khi sử dụng ngôn ngữ ở buổi phỏng vấn là sử dụng 丁寧語. Nếu bạn tự tin có thể sử dụng thành thạo 尊敬語 và 謙譲語, hãy tận dụng luôn khả năng ngôn ngữ của mình ở hai dạng này, còn nếu không, hãy chỉ sử dụng 丁寧語 là đã rất ổn.

2. Nhà tuyển sinh kỳ vọng gì ở buổi phỏng vấn

Như mình có đề cập ở trên, buổi phỏng vấn là nơi trường chấm điểm tác phong, thái độ, độ phù hợp của bạn. Khi vào được vòng phỏng vấn, điều đó có nghĩa là hồ sơ và điểm số của bạn đã thuộc diện “ổn” trở lên. Ở vòng phỏng vấn, mỗi trường có thang điểm chấm phỏng vấn, điểm này cùng với điểm hồ sơ, điểm thi kiến thức sẽ được dùng để tính toán tổng điểm chung của bạn. Tổng điểm chung này chính là yếu tố quyết định bạn có đỗ hay không. Một số trường thì chỉ cần xét có qua phỏng vấn hay không mà không tính điểm. Dù thế nào cũng không thể xem thường “vòng cuối quyết định này”.

Bạn có bao giờ thắc mắc: trong đầu người phỏng vấn nghĩ gì? Dưới đây là danh sách những điểm mà ở buổi phỏng vấn nhà tuyển sinh luôn âm thầm kiểm tra bạn trong đầu mà không nói ra:

  • Thí sinh này có phải là thành phần “ngáo” hay không?
    Chính xác, đó là điều mà trường luôn muốn kiểm tra đầu tiên. Tác phong “ngáo đời” hay thái độ không tôn trọng là những lằn ranh giới rõ ràng rằng bạn sẽ trượt dù cho điểm thi có cao tới đâu
  • Thí sinh này có mục tiêu phấn đấu hay không?
    Người phỏng vấn đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau nhưng thường mục tiêu là muốn khám phá ra rằng bạn có mục tiêu phấn đấu rõ ràng hay không
  • Thí sinh này có hiểu biết về ngành học và trường không?
    Học sinh trước mắt mình đang nói rất hay, nhưng thật ra là chém gió rỗng tếch, hay là người nghiêm túc với việc thi vào trường, tìm hiểu kỹ các thông tin về trường và ngành học? là điểm mà bất kỳ nhà tuyển sinh nào cũng để ý trong buổi phỏng vấn
  • Tư duy của thí sinh này thế nào? Hay nói cách khác thí sinh này có lí lẽ thuyết phục không?
    Đây là phần mà người phỏng vấn cân nhắc nên cho điểm cao hay điểm thường đối với thí sinh. Phần trả lời với lý lẽ thuyết phục và tư duy sắc bén, chắc chắn khiến người nghe gật đầu mà cho điểm cao. Ngược lại nếu không có gì nổi bật, giống như đa số thí sinh khác, nhà phỏng vấn chỉ có thể cho điểm thường
  • Thí sinh này có phù hợp với trường và ngành học không?
    Khoe khoang quá mức cũng là một lỗi hay gặp với các thí sinh. Một điểm bạn cần lưu ý là người phỏng vấn, phần lớn là các giáo sư, giảng viên của trường, những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Các thầy cô luôn muốn tìm kiếm người phù hợp để đào tạo ra lứa học trò xuất sắc, cũng như để kế cận mình trong nghề. Do vậy yếu tố phù hợp với ngành và trường luôn được người phỏng vấn quan tâm. Thực tế là hầu hết thang điểm phỏng vấn của các trường đều có mục này.
  • Cuối cùng và quan trọng với du học sinh: trình độ tiếng Nhật của thí sinh có đủ để học tại trường
    Khả năng nghe và nói của bạn sẽ được đánh giá tại buổi phỏng vấn. Dựa vào đó mà nhà trường có thể nhận định bạn có thể học tập tại trường bằng tiếng Nhật được không? Hãy cố gắng tránh tình trạng mặc dù có JLPT N2, N1 nhưng không thể giao tiếp trôi chảy với các giám khảo. Điều này sẽ khiến trường thất vọng mà đánh trượt bạn.

3. Các hình thức phỏng vấn

Có ba hình thức phỏng vấn như được liệt kê dưới đây. Tuy nhiên ở Nhật hầu hết các trường chỉ áp dụng hình thức đầu tiên: phỏng vấn cá nhân.

  • Phỏng vấn cá nhân: Một thí sinh được phỏng vấn bởi một hay nhiều giám khảo.
  • Phỏng vấn tập thể: Nhiều thí sinh được đưa vào cùng một vòng phỏng vấn và được phỏng vấn bởi nhiều giám khảo. Các thí sinh có thể nhận cùng một câu hỏi hoặc được hỏi những câu hỏi khác nhau.
  • Hoạt động nhóm: các thí sinh được chia thành các nhóm và tham gia hoạt động nhóm theo đề bài cho trước. Sau đó các nhóm sẽ trình bày về thành phẩm của mình.

4. Các câu hỏi thường được hỏi

Dưới đây là các nhóm câu hỏi thường được hỏi trong vòng phỏng vấn. Bạn nên luyện tập trả lời trước buổi phỏng vấn thực tế để tăng thêm phần tự tin cho bản thân:

  • Nhóm câu hỏi về lý do ứng tuyển (志望動機/志望理由)
    なぜ日本に留学したか理由を教えてください
    この大学を選んだ理由を教えてください
    なぜこの学部を志望しましたか?
    本学を訪れたことはありますか?また、その印象を教えて下さい
    Để có thể trả lời nhóm câu hỏi này một cách mượt mà, hãy tham khảo đọc bài viết của mình về 志望動機 nhé.
  • Nhóm câu hỏi về dự định con đường tương lai( 将来の進路)
    入学後に何を学びたいですか?
    本学で学んだことを将来どのように活かしたいと考えていますか?
    卒業後はどのような進路を考えていますか?
    卒業後はベトナムに帰りますか?
    入学後勉強以外に取り組みたいことは何ですか?
  • Nhóm câu hỏi về thời gian học cấp ba, học tiếng, sau khi sang Nhật(高校生時代、来日の後)
    高校生活で、一番印象に残っていることはなんですか?
    高校生活で最も力を入れて取り組んだことを教えてください
    高校生活で一番辛かった出来事を教えてください
    日本語学校で勉強した時に一番心に残っていることはなんですか?
    日本に来てから何か困っていますか?
  • Nhóm câu hỏi về bản thân thí sinh(自分自身)
    あなたの長所と短所を教えてください
    得意科目と不得意科目は何ですか?
    1分くらいで自己PRをしてください
    Để có thể trả lời những nhóm câu hỏi trên, bạn cần hiểu rõ về bản thân. Lufie khuyến khích đọc bài viết của mình về 自己分析 để có phương pháp phân tích và hiểu bản thân hiệu quả.
  • Các câu hỏi khác
    Câu hỏi tình huống
    Câu hỏi chuyên ngành
    Câu hỏi về hồ sơ dự thi và thi viết. Ví dụ: ボランチア経験がありましたね。具体的に教えてください、筆記試験の出来はどうでしたか?、併願はしていますか
    Câu hỏi hiểu biết chung. Ví dụ: 最近気になるニュースは何ですか?
    Bạn có câu hỏi gì với giám khảo không: 私たち教員に対する質問はありますか?Lời khuyên của Lufie là bạn nên chuẩn 1-2 câu hỏi để hỏi các thầy cô. Điều này thể hiện bạn quan tâm tới trường.

Bạn có thể tham khảo các câu hỏi phỏng vấn của các trường năm 2023 từ Sempai người Nhật tại trang: 2023年度 面接試験の実施状況(国公立大). Lưu ý đây là review lại các câu hỏi trong phỏng vấn với thí sinh người Nhật(一般選抜), đối với du học sinh(留学生選抜) nội dung có thể khác đi một số phần.

5. Bí quyết biến hồi hộp thành vỡ oà

Ở phần này mình xin chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn đạt điểm cao ở vòng phỏng vấn. Các bí quyết được sắp xếp theo mức độ cần thiết: từ mức độ “cần có” đến “nên có”.

  • Nắm được những chuẩn mực phỏng vấn cơ bản
    Đó là những gì mình chia ở phần một. Hãy đảm bảo bạn nắm vững và không phạm vào những điểm “禁忌” (điều cấm kỵ). Mình phải nhắc lại thêm một lần nữa vì đây là nội dung căn bản mà bất kỳ học sinh nào cũng cần nắm được để trở thành sinh viên tại các trường ở Nhật.
  • Trả lời đúng và đủ
    Câu trả lời của bạn cần trả lời đúng trọng tâm của giám khảo. Đây là kỹ năng “ăn điểm” quan trọng bậc nhất trong mọi cuộc phỏng vấn. Đồng thời bạn có thêm các thông tin khác nếu thấy cần thiết, tuy nhiên hãy lưu ý về thời gian. Thời lượng của mỗi buổi phỏng vấn thường chỉ dao động trong khoảng 10~15 phút. Khi bạn quá dài dòng, danh sách câu hỏi cần được hỏi không được hỏi hết, một điểm trừ khá lớn đối với nhà tuyển sinh.
  • Chuẩn bị kỹ, tạo thế chủ động cho bản thân
    Các buổi phỏng vấn thường có các câu hỏi giống nhau, như mình đề cập ở phần bốn. Bạn nên viết câu trả lời trước cho các câu hỏi đó ở nhà. Đồng thời chuẩn bị các tình huống có thể có thể xảy ra khi phỏng vấn. Điều này đặt bạn vào một tư thế chủ động và tự tin hơn khi nói chuyện với người phỏng vấn.
  • Luyện tập
    Khổng Tử có nói “Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu.” Dù có chuẩn bị kĩ đến đâu, nếu không luyện tập bạn sẽ vẫn còn có cảm giác run sợ, bỡ ngỡ lần đầu khi gặp giám khảo. Luyện tập nhiều lần chính là phương pháp giúp bạn làm quen với việc phỏng vấn, hành động và trả lời mượt mà suôn sẻ hơn. Cách luyện tập đơn giản nhất là nhờ bạn bè hoặc thầy cô làm giám khảo cho buổi phỏng vấn. Ngoài luyện tập trả lời câu hỏi, hãy nhớ luyện thêm cả các tác phong.
  • Thống nhất nội dung với hồ sơ ứng tuyển (出願書)
    Trong hồ sơ ứng tuyển bạn có điền thông tin bản thân cũng như trả lời câu hỏi về 志願動機, 長所, 短所,... Khi trả lời phỏng vấn, tránh trường hợp nội dung trả lời không ăn khớp với hồ sơ ứng tuyển. Bởi sự không ăn khớp là dấu hiệu của sự “chém gió quá đà” hay sự không trung thực của thí sinh. Một điểm trừ cực lớn đối với nhà tuyển sinh. Thêm vào đó các thầy cô cũng có thể đặt các câu hỏi liên quan tới hồ sơ ứng tuyển. Do vậy mình khuyến khích bạn làm một bản copy của hồ sơ ứng tuyển, đọc lại nó trước khi đi phỏng vấn.
  • Thể hiện đúng bản thân, khiêm tốn
    Buổi phỏng vấn là nơi bạn thể hiện bản thân và cho thấy mình phù hợp với trường và ngành. Nhưng có hai điều nên tránh là: chém gió về bản thân và cố gắng biến bản thân trở thành sao cho thật khớp với trường.
    Người Nhật thích sự khiêm tốn, nên chỉ nói khi mình có và sẵn sàng nói không khi mình không có. Bạn ứng tuyển vào ngành Điện -Điện tử, thầy hỏi bạn đã từng khám phá và sửa chữa máy móc ở nhà chưa? Nếu chưa có cũng đừng ngần ngại bảo mình chưa có và thấy rằng bản thân còn thiên về lý thuyết, một điểm cần cải thiện khi học Đại học.
    Bên cạnh đó, đừng cố gắng thể hiện mình rất hợp với trường. Bởi mỗi người có điểm này điểm kia, thầy cô hoàn toàn hiểu rằng bạn có thể hợp ở điểm này, không hợp ở điểm kia. Thể hiện đúng bản thân, sự chân thực của bạn sẽ gây ấn tượng mạnh hơn bất kỳ sự khoác lác hay sự ghèn ép bản thân nào.
  • Suy nghĩ trước khi trả lời, đừng giống như học thuộc
    Chuẩn bị kỹ các câu hỏi ở mục bốn, khả năng cao bạn sẽ gặp câu hỏi tương tự tại vòng phỏng vấn. Khi đó hãy đừng trả lời như máy đọc - đọc thuộc từng chữ, thay vào đó hãy trả lời thật tự nhiên. Phần chuẩn bị bạn chỉ cần nhớ dàn ý, để khi đến gặp nhà phỏng vấn bản thân sẽ triển khai ra một cách thoải mái sao cho câu trả lời thực sự “có hồn”. Đồng thời trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào, Lufie khuyên bạn nên dừng lại một chút, suy nghĩ những ý sẽ nói sau đó mới trả lời.
  • Luôn ở nụ cười tươi và tích cực giao tiếp bằng mắt
    Ngoài giao tiếp bằng lời thì giao tiếp không lời (body language) cũng là công cụ mạnh để bạn gây ấn tượng với các thầy cô. Có một nụ cười tươi sẽ khiến không khí phòng phỏng vấn trở nên ấm cúng hơn bao giờ hết. Các thầy cô đã phải nhức đầu cả ngày trời để phỏng vấn các ứng viên. Một nụ cười của bạn thôi cũng đủ sống lại năng lượng bên trong các vị giám khảo. Giao tiếp bằng mắt cũng đem lại hiệu quả tích cực. Hãy giao tiếp bằng mắt với cả những giám khảo không hỏi câu hỏi. Đồng thời hãy chú ý bản thân không có những thói quen cơ thể xấu như rung đùi khi ngồi,...
  • Có một tinh thần tốt khi đi phỏng vấn
    Tinh thần tốt giúp bạn thể hiện bản thân tốt nhất. Hãy ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, điều này giúp bạn có tinh thần tốt để gặp nhà tuyển sinh. Ngoài ra thoải mái về suy nghĩ cũng là chìa khóa quan trọng, điều này mình sẽ chia sẻ kỹ hơn tại phần sáu.
  • Phao cứu sinh khi gặp câu hỏi khó
    Khi gặp câu hỏi khó, đặc biệt là câu hỏi tình huống, bạn sẽ bối rối khi không biết trả lời ra sao. Đừng hoảng loạn! Lời khuyên của Lufie là bạn chỉ cần tư duy là một người bình thường sẽ trả lời như thế nào. Có câu trả lời là đã hơn việc im lặng rồi. Khi bí bách thì bạn chỉ cần trả lời như một mọi thí sinh bình thường khác làm là đã okie rồi. Nhớ rằng một trong những tiêu chí chấm điểm phỏng vấn là xem bạn có thuộc thành phần “ngáo” không?

6. Thuốc giải cho nỗi lo đi phỏng vấn, tự tin trước nhà tuyển sinh

Mình phải chia sẻ một sự thật phũ phàng rằng: kết quả buổi phỏng vấn không thể đưa ra một đòn đảo ngược tình hình. Kết quả thi không tốt, hồ sơ thi không thực sự quá ấn tượng, thì phỏng vấn không thể đảo ngược khiến bạn lọt top ứng viên tiềm năng đối với trường. Muốn đỗ vào trường, bạn phải có kế hoạch đầu tư ngay từ đầu và phải cố gắng để điểm thi và hồ sơ của bản thân thật tốt. Trong chiến lược và tư duy của mình, bạn hãy coi vòng thi và hồ sơ là nơi trường nhặt ra những viên ngọc sáng nhất trong hàng loạt ứng viên, còn vòng phỏng vấn giống như chiếc sàng của trường để lọc đi những ứng viên không phù hợp trong những viên ngọc sáng đó. Chỉ cần đạt được yêu cầu tối thiểu đã là một thắng lợi đối với vòng phỏng vấn. Bởi vậy bạn không có điều gì cần lo lắng hay áp lực khi đi phỏng vấn, miễn sao bảo bản thân không quá “ngáo đời” và thể hiện bản thân một cách lịch sử là okie rồi. Với suy nghĩ này, bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều để đi phỏng vấn. Hồi Lufie đi phỏng vấn, địa điểm ở nơi xa, Lufie coi đây là một dịp tuyệt vời để đi du lịch nữa, thế là tâm trạng khá là vui trong suốt buổi phỏng vấn.

Du học sinh có một trở ngại lớn là tiếng Nhật. Điểm này bạn cần luyện tập giao tiếp tiếng Nhật thường xuyên để cải thiện trình độ ngôn ngữ của mình. Gần đến lúc thi, một bí quyết nhỏ của mình là đến gần ngày thi chỉ toàn nói chuyện với người Nhật, nghe tiếng Nhật, đọc tiếng Nhật. Bộ não tắm trong tiếng Nhật thế là lúc phỏng vấn tiếng Nhật trôi ra mượt mà như phản xạ.

Trên đây là một số kinh nghiệm về vòng phỏng vấn (面接) khi ứng tuyển vào các trường Đại học, Senmon Nhật. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt, tự tin thể hiện bản thân, vượt qua cửa cuối này và nhận về tin báo đỗ trúng tuyển.

Nguồn tham khảo:

Tags:
thi Đại học vòng phỏng vấn

Đăng ký nhận bài viết mới

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới qua email của bạn.
Không còn lo bỏ lỡ những bài viết hữu ích mới nhất từ Stulink!

Các bài viết khác