Hoà Bình

2024/6/20

Du học sinh ở Đại học quốc lập Saitama

Xin chào mọi người, mình là Hoà Bình, hiện đang học khoa kinh tế trường đại học Saitama. Qua bài viết này mình xin phép được review về ngôi trường và khoa mà mình đang học ^^

Du học sinh ở Đại học quốc lập Saitama Stulink

1. Thông tin chung về trường đại học

Trường Đại học Saitama (Saidai) là trường đại học quốc lập nằm tại tỉnh Saitama, là tỉnh nằm giáp thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

    1. 1,1 Ngành – khoa
      Trường có 5 ngành là
      Ngành Khoa học lí thuyết – 理学部
      Ngành Khoa học thực tiễn – 工学部
      Ngành Văn hoá Nghệ thuật – 教養学部
      Ngành Giáo dục – 教育学部
      Ngành Kinh tế - 経済学部 – là ngành mình đang theo học.
    1. 1,2 Học phí – chế độ miễn giảm – học bổng
      Do là trường quốc lập nên học phí sẽ được nhà nước quy định, học phí mỗi năm sẽ là 535.800 yên, năm đầu các bạn sẽ phải đóng thêm 282.000 yên tiền nhập học. Tuy nhiên Saidai thường miễn giảm nửa năm cho du học sinh, nên thường các bạn chỉ cần đóng 267.900 yên mỗi năm cho học phí thôi.
      Về học bổng, do là trường quốc lập học sinh của trường sẽ được ứng tuyển rất nhiều các học bổng của các quỹ tư nhân rất giá trị lên đến 15-20man/tháng. Tuy nhiên, học bổng giá trị cao thì rất nhiều nhưng có ứng được hay không thì phải phụ thuộc vào kết quả học tập, hoạt động cống hiến xã hội, sự may mắn và cả sự gan lì của bạn vì học bổng lớn sẽ có sự cạnh tranh rất cao, không chỉ ở trong trường mà với các trường khác nữa.
    1. 1,3 Cơ sở vật chất, chế độ trao đổi du học sinh
      Do là một trường quốc lập nên chỉ được cái khuôn viên rộng, còn nếu các bạn mong sẽ được học trong các toà nhà cao tầng, hào hoa và tráng lệ thì Saidai không dành cho bạn. Thú thật theo mình đánh giá, nhìn bề ngoài của Saidai còn kém tất cả các trường quốc lập khác tại vùng Kanto. Tuy nhiên, các cơ sở vật chất trong trường thì mình thấy khá tốt và đáp ứng đầy đủ điều kiện cho mình học tập.
      Hiện nay Saidai đang đứng top đầu trong các trường công về số lượng cho học sinh đi trao đổi với các trường đại học khác trên thế giới. Do khi đi du học trao đổi, bạn sẽ không cần đóng tiền học phí cho trường bên kia, mà chỉ cần đóng học phí cho trường tại Nhật thôi nên đây là một cơ hội rất tốt cho những bạn muốn đi trải nghiệm thêm ở một đất nước thứ 3 nhưng học phí khá đắt đỏ như Mỹ, Úc…

2. Thông tin chung về ngành Kinh tế tại Saidai

Tại Saidai thì chỉ có một khoa duy nhất là khoa kinh tế (経済学科) cho ngành Kinh tế. Tuy nhiên, khoa kinh tế có 4 major nhỏ mà bạn phải chọn khi học xong nửa năm 1 như sau:

    1. 2,1 Phân tích Kinh tế - 経済分析
      Nếu chọn chuyên ngành này, bạn sẽ có được 3 khả năng sau:
      +Khả năng tư duy kinh tế để suy nghĩ toàn diện và phân tích về tình hình kinh tế
      +Khả năng xem xét các hiện tượng kinh tế trong lịch sử và quốc tế
      +Kỹ năng định lượng cần thiết cho phân tích kinh tế
      Khi theo chuyên ngành này, bạn sẽ học các kiến thức về kinh tế như “Khái niệm GDP là gì?”, “Tiền đóng vai trò gì trong nền kinh tế?”, “Liệu Abenomics (chính sách kinh tế của thủ tướng Abe” có cải thiện nền kinh tế không?”…
      Chuyên ngành “Phân tích kinh tế” là chuyên ngành tốt nhất cho những ai muốn làm việc trong ngành tài chính hoặc dịch vụ dân sự, đây là hai con đường sự nghiệp chính dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế. Hơn nữa, các kỹ năng học thuật cơ bản về kinh tế là những kỹ năng cần thiết để vào các trường cao học về kinh tế ở nước ngoài.
      Các môn bắt buộc: Kinh tế vi mô / Kinh tế vĩ mô / Kinh tế Nhật Bản / Nhập môn kinh tế học (ミクロ経済学/マクロ経済学/日本経済論/Introduction to Economics)
    1. 2,2 Kinh doanh quốc tế và phát triển xã hội – 国際経営と社会発展
      Trong chuyên ngành này, bạn sẽ nghiên cứu kinh tế, cách quản lý và phát triển xã hội từ góc độ toàn cầu. Thông qua những nghiên cứu này, bạn sẽ có các kiến thức sau:
      +Khả năng kinh doanh quốc tế
      +Hiểu biết về vai trò của kinh doanh quốc tế ở các nước phát triển và đang phát triển
      +Khả năng hiểu các môi trường khác nhau của cộng đồng quốc tế và dự đoán sự phát triển xã hội bền vững
      Khi tham gia chuyên ngành này, bạn sẽ học các kiến thức như “Tại sao các công ty Nhật Bản cần hoạt động ở nước ngoài”, “Những lợi thế và bất lợi của các tập đoàn đa quốc gia đối với nền kinh tế thế giới”, “Phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển” và đồng thời là các vấn đề môi trường toàn cầu.
      Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này được kỳ vọng sẽ phát triển thành nguồn nhân lực có thể đóng vai trò tích cực trên thị trường toàn cầu, nơi họ có thể đảm nhận các hoạt động quốc tế trong các công ty, văn phòng chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, v.v. Hơn nữa, học lên thạc sĩ mở ra cơ hội trở thành nguồn nhân lực có khả năng làm việc trong các tổ chức quốc tế và các công ty quốc tế.
      Các môn bắt buộc: Quản lý Quốc tế / Tiếp thị / Kinh tế Châu Á / Nhập môn Kinh doanh Toàn cầu (国際経営論/マーケティング論/アジア経済論/Introduction to Global Business)
    1. 2,3 Sáng tạo kinh doanh – 経営イノベーション
      Trong chuyên ngành này, thông qua nghiên cứu các công ty và các tổ chức phi lợi nhuận tạo nên các hoạt động kinh tế, các bạn sẽ có các kiến thức sau:
      +Khả năng nhìn nhận các công ty và tổ chức phi lợi nhuận từ góc độ quản lý/chiến lược và góc độ tài chính
      +Khả năng hiểu tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo (hoạt động đổi mới) và tinh thần kinh doanh
      +Có khả năng hiểu và phân tích các vấn đề gặp phải đối với từng bộ phận chức năng của công ty và tổ chức phi lợi nhuận (sản xuất, tài chính, nhân sự, tiếp thị, kế toán, v.v.)
      +Có được khả năng hiểu các hoạt động của các công ty và tổ chức phi lợi nhuận từ các quan điểm toàn cầu, đạo đức, lịch sử và định lượng như các kỹ năng học thuật chuyên ngành cơ bản.
      Khi thuộc chuyên ngành này, bạn sẽ học các kiến thức như “Tư duy về mọi thứ mang tính chiến lược có nghĩa là gì?”, “Liệu ngành sản xuất Nhật Bản có thể tồn tại trong một xã hội toàn cầu hóa không?”…
      Hoàn thành chuyên ngành này, bạn sẽ có thể trở thành những nhà lãnh đạo trí tuệ trong các công ty sản xuất, công ty dịch vụ, tổ chức phi lợi nhuận, v.v.
      Các môn bắt buộc: Quản lý kinh doanh tổng hợp / Kế toán tổng hợp doanh nghiệp / Đạo đức kinh doanh / Nhập môn nghiên cứu kinh doanh (経営管理総論/企業会計総論/経営倫理/Introduction to Business Studies)
    1. 2,4 Pháp luật và chính sách công – 法と公共政策
      Trong chuyên ngành này, bạn có được khả năng xây dựng và đề xuất các chính sách công được hỗ trợ bởi các cơ sở pháp lý cần thiết để đạt được những mục tiêu sau:
      +Năng lực tư duy cơ bản và lý thuyết đặc trưng của pháp luật
      +Khả năng phán đoán, đưa ra quyết định dựa trên pháp luật (Legal Mind)
      +Khả năng hiểu được sự thống nhất của pháp luật và chính sách công
      +Xử lý các vấn đề xã hội khác nhau
      Khi tham gia chuyên ngành này, bạn sẽ có thể học, ví dụ, cách suy nghĩ về việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản, cách giải quyết các vấn đề pháp lý về tài sản cá nhân và công ty, giao dịch thương mại và hợp đồng, v.v. kiến thức pháp lý để thành lập và vận hành công ty? “Đâu là những lĩnh vực vấn đề công cộng mà khu vực tư nhân không thể giải quyết, giải quyết hoặc chuẩn bị một mình?”, giải quyết các vấn đề như tại sao chính phủ nên chi tiền để giải quyết các vấn đề công cộng.
      Chuyên ngành này phù hợp với những người muốn tham gia lập kế hoạch công với tư cách là một công chức hoặc làm việc trong bộ phận pháp lý của một công ty. Một tư duy pháp lý và cách suy nghĩ hợp pháp cũng có hiệu quả khi bạn nhận được một công việc tại một tập đoàn.
      Các môn bắt buộc: Hiến pháp/Quy định chung của Luật dân sự/Khoa học chính trị/Giới thiệu về chính sách công (憲法/民法総則/政治学/Introduction to Public Policies)

3. Đánh giá cá nhân

    1. 3,1 Về Saidai
      Điểm tốt:
      +Trường quốc lập tại Kanto, học tại đây cũng một phần nào đấy minh chứng cho năng lực của bạn (ví dụ như VISA 4-5 năm,…)
      +Học phí rẻ, chính sách đãi ngộ tốt, học bổng nhiều
      +Vị trí địa lý thuận lợi do nằm giáp Tokyo, sẽ rất thuận tiện để đi Internship hay giao lưu bạn bè (mình đi Intern từ năm nhất)
      +Trường nằm xa ga, nếu thuê nhà gần trường thì nhà sẽ rất rẻ
      +Campus khá nhiều cây xanh
      Điểm chưa hài lòng:
      +Campus xấu
      +Trường nằm xa ga, nếu thuê nhà ở ga khác phải đi xe bus/xe đạp từ ga để vào trường, nếu đi bộ mất khoảng 20p – 30p
      +Trường có 2 nhà ăn, nhà ăn số 2 gần cửa chính cực kì đông, trưa phải xếp hàng rất lâu, nhà ăn số 1 thì lại vắng.
    1. 3,2 Về khoa Kinh tế của Saidai
      Điểm tốt:
      +Chất lượng giáo dục cao, chọn môn khá tự do
      Điểm chưa hài lòng:
      +Kiến thức của nhiều môn bắt buộc mình phải nói là nó ở thế kỉ trước, lỗi thời và khó áp dụng thực tế
      +Sự kết nối OB OG và kouhai kém (do thầy nhận xét) nên cơ hội Intern vào các tập đoàn lớn của Nhật là rất ít, phải tự thân vận động.

4. Chốt lại

Nhìn chung tối với các bạn muốn học khoa kinh tế/kinh doanh thì mình nghĩ học ở trường đại học nào không quá quan trọng, quan trọng là bạn có sẵn sàng lăn xả để đi intern, tham gia các cuộc thi như cuộc thi Marketing, cuộc thi xây dựng dự án phát triển sản phẩm… hay tham gia các hoạt động ngoại khoá hay không. Kiến thức học ở trường thì không mang tính thực tiễn cao, bạn phải cố gắng lăn xả nhiều hơn để có thật nhiều kinh nghiệm và kĩ năng mềm.
Câu chuyện mình chọn Zemi:
Giữa năm nhất, ngoài việc bạn phải chọn chuyên ngành ra thì bạn phải chọn Zemi, đây là thứ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bạn vì chuyên ngành của thầy/cô phụ trách Zemi bạn chọn cũng là chuyên ngành là bạn chọn (vậy nên họ mới dạy dỗ/hướng dẫn cho bạn được chứ)
Zemi mình chọn là Zemi học về Marketing, câu chuyện của nó như sau: Vào năm nhất, mình chưa xác định được sẽ học chuyên ngành gì của ngành Kinh tế, nhưng may mắn mình lấy 1 môn Active Learning (không nhớ tên của môn đấy) và nó thay đổi quyết định của mình. Thầy dạy môn này rất trẻ và có kinh nghiệm làm Markering ở nhiều tập đoàn lớn tại Nhật. Thầy chia lớp khoảng 20 người ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ phải phân tích 1 công ty, tìm ra điểm cần cải thiện của công ty và đưa ra đề xuất phương án.
Đối với 1 đứa vừa vào trường như mình vào thời điểm đó thì khá nặng do chưa quen nhưng dần dần mình cũng thích nghi, nhóm chọn Uber Eats và kết quả cuối cùng là nhóm mình có thành tích tốt nhất.
Từ đó mình nhận ra Marketing rất rộng và rất thú vị, phù hợp với người năng động như mình nên mình đã chọn Zemi học/nghiên cứu về Marketing. Ở Zemi này thì mình có cơ hội tham gia các cuộc thi lớn như Kanto Marketing, phát triển sản phẩm, các dự án của các công ty tài trợ cho Kanto Marketing như Google, Nissan,…. những điều này mang lại cho mình rất nhiều kiến thức, kĩ năng mềm, tiếng Nhật… mà chỉ ngồi ở giảng đường nghe giảng thôi thì sẽ không có được.
Đây là câu chuyện cho các bạn muốn học ngành kinh tế muốn tham khảo thôi. Còn mình nghĩ ngành kinh tế là ngành dành cho những ai không thích gì cụ thể (hoặc chỉ thích tiền). Nếu các bạn thích học Y, học Kĩ thuật, IT thì chúc mừng các bạn vì các bạn đã tìm ra thứ mình thực sự thích và hãy cố gắng theo con đường đó nhé!

Chúc các bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn cho ngành và một ngôi trường làm các bạn thấy vui vẻ và thoải mái khi học ở đó!

Tags:
Quốc lập Đại học

Đăng ký nhận bài viết mới

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới qua email của bạn.
Không còn lo bỏ lỡ những bài viết hữu ích mới nhất từ Stulink!

Các bài viết khác