Nguyễn Thuỷ

2025/02/11

Một số chia sẻ về học EJU

Kỳ thi EJU là một thử thách lớn đối với du học sinh Nhật Bản, đòi hỏi nền tảng tiếng Nhật vững chắc và phương pháp ôn tập hiệu quả. Trong bài viết này, mình – sinh viên năm nhất tại 名古屋市立大学 – sẽ chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về quá trình chuẩn bị, từ việc củng cố tiếng Nhật đến cách luyện đề. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có hướng đi rõ ràng hơn trong hành trình ôn thi EJU!

Một số chia sẻ về học EJU Stulink

1. Lời giới thiệu

Chào mọi người, hiện mình là sinh viên năm 1 trường 名古屋市立大学(経済学部), mặc dù mình không có kinh nghiệm ôn thi EJU nhiều vì thời gian mình học khá là ngắn và trường mình thiên về mảng phỏng vấn và tiếng anh hơn nhưng cũng muốn chia sẻ cho mọi người 1 chút về quá trình mình học vì hồi mới bắt đầu học mình cũng khá mông lung nên hiểu được sự khó khăn khi mới đầu tìm hiểu về EJU của các bạn.   

2. Một số chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân

Về lượng kiến thức liên quan đến mặt ngôn ngữ, mình nghĩ các bạn sẽ cần trình độ N2 (về mặt thực lực chứ không phải là việc cầm được tấm bằng) bởi vì môn tiếng Nhật, trước hết là phần thi đọc hiểu yêu cầu bạn phải có tốc độ đọc nhanh, biết chắc lọc thông tin và kĩ năng đọc hiểu tốt, và đối với một phần thi có lượng kanji khổng lồ như thế thì nếu các bạn không có sẵn kiến thức ngôn ngữ nền thì rất khó để luyện đề hay tập tăng tốc độ đọc được. Phần nghe đọc hiểu thì càng khỏi nói, nếu vốn từ vựng theo chủ đề của bạn không đủ thì khi nghe đến bài về một chủ đề mà bạn ít gặp thường ngày là bạn sẽ ngợp ngay. Chính vì vậy mình có lời khuyên dành cho mọi người là đừng vội nhảy vào học EJU ngay mà trước đó hãy trang bị cho bản thân khả năng ngôn ngữ trước (dĩ nhiên là không phải chỉ dừng ở kiến thức N2 mà còn tự học thêm từ vựng, kanji ở các sách khác, nếu được thì mình nghĩ mọi người có thể đọc hết bộ mimikara cho đến cuốn N1, chỉ đọc lướt cuốn N1 thôi chứ không yêu cầu phải nhớ hết, chỉ cần mang máng mặt chữ để sau khi luyện đề thì gặp lại từ đấy hoặc Kanji đấy trong đầu vẫn mường tượng được sơ sơ nghĩa của nó là được). 

Và khi tự cảm thấy vốn kiến thức về mặt tiếng Nhật của bản thân đã khá ổn thì nên tìm những đề cũ các năm, xưa cũng được, luyện hết cho tới những năm gần đây để luyện tốc độ đọc và quen dần với cách ra đề hay cách đặt câu hỏi của người ra đề. Còn phần nghe hiểu, mình thấy luyện nghe N2 và N1 cũng hỗ trợ khá nhiều (vì nghe N2 và N1 có nghe trên app điện thoại nên khá tiện cho những bạn muốn ôn mà ko cầm lap), nghe đọc hiểu thì có lẽ mình sẽ chia sẻ sau vì ngày trước thời gian ôn của mình không nhiều nên mình tập trung hơn vào đọc hiểu - thế mạnh của bản thân để kiếm điểm, nếu bạn nào không có nhiều thời gian để ôn giống mình thì có thể làm như vậy, dồn nhiều thời gian hơn vào phần mạnh của mình để kiếm điểm cao phần đó cũng được nhưng dĩ nhiên là nếu được thì nên ôn dàn trải thì điểm sẽ tốt hơn nhiều. 

Đây là bài chia sẻ đầu tiên của mình, hơi đại khái một chút vì mình cũng ko có thời gian chuẩn bị, để sau mình có thời gian rảnh thì sẽ viết rõ ráng hơn cho mọi người cả về những phần thi khác.

Tags:
EJU
文系

Đăng ký nhận bài viết mới

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới qua email của bạn.
Không còn lo bỏ lỡ những bài viết hữu ích mới nhất từ Stulink!

Các bài viết khác