Hứa Đại Tâm

2025/03/02

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHỎNG VẤN TỐT PART 2

Như bài viết trước mình đã giới thiệu với các bạn mục đích của các bài thi phỏng vấn cũng như một cách để luyện khả năng nghe - nói cũng như đọc viết. Phần tiếp theo mình sẽ giới thiệu với các bạn thêm một vài cách nữa cũng như sau khi học xong bước tiếp theo mình sẽ cần phải làm gì.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHỎNG VẤN TỐT PART 2 Stulink

1. Các phương pháp học khác

Hãy nói như chưa từng được nói (đừng quên thu âm)

Đây là một phương pháp mà mình nghĩ cũng có nhiều bạn áp dụng. Nói bất cứ mọi nơi mọi lúc (tránh những nơi đông người, nói một mình họ tưởng mình điên =)))

  • Đầu tiên bạn hãy tự nghĩ ra trong đầu mình một câu hỏi, và hãy cố thử trả lời nó sang tiếng Việt. Mọi sinh hoạt hằng ngày bất kể lớn nhỏ, hãy chuyển nó sang tiếng Nhật và nói một mình.
    Ví dụ: Sau khi đi làm thêm về, tự đóng vai hai nhân vật nói qua lại:

         A: お疲れ様!

         B: お疲れ様!今日怠かったわ。帰ってすぐ寝ちゃうかも。

Kiểu kiểu thế. Phương pháp này sẽ giúp đầu bạn nhảy số nhanh hơn. Tin mình đi, lúc đi phỏng vấn, đầu nhảy số nhanh là bạn đã năm được 30% khả năng thành công rồi á.

  • Thứ hai, luyện nói thông qua Shadowing

Shadowing là một bộ sách giúp bạn luyện khả năng nói. Ưu điểm của nó là bạn nói theo y chang người ta nói. Lặp đi lặp lại nhiều lần với tần suất cao. Có thể copy vào điện thoại nghe dần cũng như là nghe trước khi đi ngủ. Yêu cầu bắt buộc của phương pháp này là, sau khi nghe xong 1 câu, bạn phải lặp lại ngay. Nếu không nghe rõ có thể đọc Script, và sau đó tiếp tục đọc.
Ưu điểm của nó là giúp bạn đọc một câu dài trôi chảy ít vấp váp hơn. Bạn sẽ thuộc nhiều mẫu câu, khi cần có thể móc ra dùng ngay

Nhược điểm: cách này hơi...học vẹt. Bản gốc của vấn đề bạn sẽ khó nắm bắt trong một thời gian ngắn. Nhưng đối với mình thì đây vẫn là một phương pháp xứng đáng để thử.
Đây là link sách Shadowing
https://bom.to/2jvhp8

Sau khi học hết sách Shadowing, bạn có thể làm tương tự nhưng với các bài audio của thi EJU hay JLPT. Kết quả cũng tương tự.

  • Thứ ba, luyện thông qua các kênh youtube, phim ảnh hay tin trên tivi.

Phương pháp tương tự như Shadowing, nhưng giải trí hơn chút. Cách này có ưu điểm là nếu xem những thứ bạn thích, nó sẽ nhanh vô hơn, nhưng nhược điểm lớn của nó là do bạn quá thích, bạn sẽ ít để ý đến nội dung hơn mà sẽ chú ý đến cách của người ta làm chương trình hơn. Nghãi là bạn sẽ xem nó thay vì đọc hiểu nó. Thế nên hãy tỉnh táo khi chọn cách này hen ^^  

2. Sau khi học xong, có một kết quả khả quan thì bước tiếp theo phải làm gì?

Sau khi học được một thời gian, bạn nghĩ khả năng nói của mình đã ổn hơn so với trước, có thể chuẩn bị bước vào kì thi vấn đáp, thì đây sẽ là bước tiếp theo: Chuẩn bị cho kì thi.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Muốn thắng phải chuẩn bị, chuẩn bị xong là phải luyện tập. Đây là điều mà mình đúc kết được khi bước vào bất kì một công việc nào. "CHUẨN BỊ - LUYỆN TẬP". Vậy trước một bài thi phỏng vấn cần phải chuẩn bị gì.

a) Khi nộp đơn cho bất kì chỗ nào (trường đại học, học bổng hay công ty), hãy chắc chắn những điều bạn viết vào giấy là do chính bạn nghĩ ra, và phải nắm thật chắc những gì bạn viết trong đó.

b) Giả sử bạn nhờ người khác viết, bạn sẽ không hiểu hết ý của người đó. Khi vào phỏng vấn, hỏi vài câu bạn sẽ bị lộ. Ý do chính bạn viết, nhưng viết xong bạn quên sạch, không lưu lại ở đâu hết, thì khi vô phỏng vấn sẽ dẫn tới tình trạng "đầu cuối bất nhất", cũng tạch nốt. Thế nên, các loại 願書, hãy tự mình viết và copy riêng ra một chỗ nào đó để đọc lại nhé.

c) Nếu nơi bạn gửi đơn đã có người quen ở đó rồi, hãy hỏi cụ thể hơn. Bạn có senpai đang học tại nơi bạn muốn vô học, hãy hỏi họ về cách thi, phương thức thi, nội dung thi, trường có điểm mạnh là gì, ngành nào được chú trọng... vân vân mây mây. (Cái này sẽ có ích khi các bạn điền đơn, nếu có thời gian mình cũng sẽ viết về chủ đề này)
d) Đọc lại 願書 của các bạn một lần nữa, hãy thử đặt câu hỏi cho bất kì điều gì bạn viết ra

Ví dụ: 私は将来的にベトナムで自分の会社を創る夢を抱いています。

Giả sử đây là câu bạn viết trong 願書 nhé, thế hãy thử hỏi

・なぜベトナムで創るの?なぜ日本ではない?

・どのような会社を創る予定?

・この夢いつから抱き始めたの?

・なぜ自分の会社創りたいの?

・どうやってこの夢を実現していくの?

Kiểu kiểu dạng các câu hỏi như vậy. Khi bạn đã trả lời được câu hỏi trên rồi, thì hãy hỏi tiếp các ý trong câu trả lời đó.

Ví dụ như câu số 1 ở phía trên: なぜベトナムで創るの?なぜ日本ではない?bạn tự trả lời là: ベトナムをもっと発展させたいです。

Thì hãy thử hỏi tiếp là: つまり、今のベトナムは発展していないの?

Và tiếp tục trả lời tiếp đến khi bạn không thể trả lời được nữa thì thôi.
> Cách này có lợi là sẽ giúp cho bạn nắm rõ hết các ý trong bài viết của mình, cũng như phòng cho mọi câu hỏi được đưa ra đều có thể thoải mái trả lời ổn.

e) Tự nghĩ ra các câu hỏi không liên quan đến bài viết, cái này thì mình có một danh sách các câu hỏi tự tổng hợp trong tất cả các buổi phỏng vấn. Khi nào mình sẽ chia sẻ. Nhưng các bạn cũng thử tạo cho mình một list câu hỏi thử xem. Ví dụ: なぜ日本に留学する事にしましたか?日本でなにがしたいですか? chẳng hạn thế. Lập ra rồi tự trả lời như bước 3.
f) Lập xong, tự trả lời xong thì đến lúc luyện tập thôi!  

Tâm tự mỏng nhẹ
Bài viết đến đây cũng tương đối dài rồi. Mình muốn làm một bài cụ thể nhưng lần nào cũng cảm thấy dài. Nếu làm clip thì chắc mọi người sẽ dễ hình dung hơn. Không biết mọi người ý kiến như nào. Mình thì cũng muốn chia sẻ với mọi người nhiều hơn nhưng đi làm chỉ rảnh mỗi cuối tuần nên hơi eo hẹp. Nếu mọi người ủng hộ thì mình sẽ cố viết tiếp các phần sau ^^
Thế nhé, hẹn gặp lại mọi người.

Tags:
Phỏng vấn

Đăng ký nhận bài viết mới

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới qua email của bạn.
Không còn lo bỏ lỡ những bài viết hữu ích mới nhất từ Stulink!

Các bài viết khác