Hứa Đại Tâm

2025/03/02

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHỎNG VẤN TỐT PART 1

Có rất nhiều bạn học tiếng Nhật rất giỏi, nhưng đến các kì thi đại học, xin học bổng hay xin việc, thì lại rớt, lý do từ đâu? Có thể kể ra hàng vạn câu trả lời như tính cách của bạn không phù hợp với tiêu chí tuyển chọn, lỗi trong khi thi lý thuyết vân vân và mây mây, nhưng trong này chắc chắn có một lý do rất quasn trọng đó là bạn không có được một bài phỏng vấn tốt. Vậy làm thế nào để có một bài phỏng vấn tốt đây? Dưới đây là những kinh nghiệm mình đúc kết được trong suốt thời gian đi thi đại học, đi xin học bổng, cũng như xin việc. Mọi người có thể tham khảo, bạn nào muốn đóng góp thì cmt hoặc nhắn tin cho mình nhá ^^ bài viết mang suy nghĩ chủ quan của người viết, hãy góp ý trên tinh thần tích cực ❤

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHỎNG VẤN TỐT PART 1 Stulink

1. Điều cốt lõi của kì thi phỏng vấn

Yep, điều cốt lõi của một buổi phỏng vấn đó chính là kĩ năng NÓI. Bạn có giỏi lý thuyết bao nhiêu nhưng không nói được thì bạn sẽ có một vé tiễn dặm xa xăm ngay. Không ai muốn nhận một người không thể giao tiếp vào môi trường của họ (ngoại trừ những nơi black ra nhé😛). Vậy nên, đừng chỉ tập trung vào mỗi lý thuyết, hãy trao dồi cho mình một khả năng nói trôi chảy nhé.

2. Hãy xác định rõ mục đích của buổi phỏng vấn đó

a. Phỏng vấn thi đại học:

Hầu hết các thầy cô tham gia khảo thí vấn đáp trường đại học (nhất là quốc lập) đều hiểu rõ gánh nặng của học sinh tư phí khi du học. Vậy nên tiêu chuẩn để đánh giá một du học sinh trong kì thi vấn đáp của trường đại học sẽ có quy chuẩn thấp hơn so với khi xin học bổng hay xin việc khác ( nói vậy không có nghĩa là nó dễ, đừng vội vàng thế =)) ) . Mục đích chính của buổi vấn đáp thi đại học chỉ đơn giản là xác định xem bạn có đủ khả năng để học trong môi trường đại học hay không, có thể giao tiếp bình thường với bạn bè hay có đủ thường thức hay không, vậy nên hầu như các câu hỏi mang tính thách đố hay 鋭い ít xuất hiện hơn. (dĩ nhiên đôi khi sẽ có ngoại lệ nhé)

b. Phỏng vấn xin học bổng

Phỏng vấn xin học bổng cũng bao gồm các yếu tố kiểm tra như phỏng vấn thi đại học nhưng nó còn gồm thêm một phần khuyến mãi nữa, đó là kiểm tra xem bạn có thật sự 優秀 hay không, bạn có tính cách phù hợp với phương châm hoạt động của hội học bổng đó hay không. Vậy nên có những trường hợp có nhiều bạn rất xuất sắc, phỏng vấn rất tốt nhưng vẫn bị tạch vì không phù hợp với hội học bổng đó. Nói như thế thì nhiều bạn sẽ nghĩ là "như thế chẳng phải là hên xui hay sao, 面接官 thấy thích sẽ lấy, ghét sẽ bỏ chứ gì?". Yep, đúng thế, nhưng không có nghĩa là không có cách đối phó, yên tâm =)) có hết
c. Phỏng vấn internship, xin việc
Cái này thì nó lại khác với hai cái trên ở điểm: công ty sẽ nhìn bạn với tư cách là một người sẽ đi làm cho công ty họ. Họ sẽ phải trả tiền để nhận lấy sự phục vụ của bạn, và thông qua bài thi vấn đáp (mặc dù không ai nói rõ ra nhưng mình cam đoan, trong xin việc, thi vấn đáp là phần thi quan trọng hơn tất thảy, ảnh hưởng hơn tất thảy (với điều kiện là bạn phải đỗ các phần thi trước đấy nữa nhé )). Vậy nên để chắc chắn số tiền họ bỏ ra cho bạn là hợp lý, bạn mang lại lợi ích cho công ty, thì mọi thứ trong phỏng vấn xin việc sẽ khó khăn hơn, đánh giá trên nhiều góc độ hơn và yêu cầu thí sinh phải có cái đầu nhảy số nhanh hơn hết thảy. Khá khoai =))  

Ngoài những cái kể trên ra thì còn nhiều loại phỏng vấn khác như xin làm thêm (này tùy công việc, việc làm ở các quán ăn có thể sẽ không quá khắt khe, nhưng những việc như phiên biên dịch thì cũng không phải là đơn giản. Ngày trước mình đi dịch cho cảnh sát thì cũng phải qua mấy lượt và mấy bác cũng kiểu đòi hỏi yêu cầu khá nhiều, mà dài lắm, bạn nào muốn kể thì inbox mình kể cho =)))

Vậy trước khi tham gia bất kì một kì thi vấn đáp nào, hãy xác định rõ mục đích của kì thi đó, chuẩn bị tâm lý để bước sang giai đoạn tiếp theo.

3. Phỏng vấn có hai quá trình: Nghe câu hỏi (聴き力) và trả lời câu hỏi (伝える力)xen giữa hai quá trình này là Phân tích câu hỏi (分析力)

Như các bạn thấy, phỏng vấn gồm hai quá trình Nghe- Nói vậy nên hai skill mấu chốt để có bài phỏng vấn tốt chính là Nghe hiểu và Trả lời. Bạn nghe giỏi nhưng không nói được thì cũng tạch mà nói tốt nhưng chả hiểu người ta hỏi gì cũng tạch. Vậy nên việc học hai skill này phải song song với nhau, không có ưu tiên cái nào hay bỏ lỡ cái nào cả.

Vậy làm thế nào để master hai cái skill này đây? Đầu tiên, mong các bạn hiểu cho rằng: để master một cái gì thì không hề có lối tắt, mọi thứ phải trả bằng sự kiên trì. Mình sẽ giới thiệu các bạn cách học Nghe - nói của mình

a. Cách học

Mình đã áp dụng cách này từ nhiều năm trước, và thú thật nó rất rất mệt và tốn thời gian. Nhưng hiệu quả của nó vô cùng cao.
Bước 1: Tìm cho mình một file nghe (chủ đề bạn tự chọn, mình khuyến khích các bạn chọn các chủ đề về thời sự, kinh tế, đời sống sẽ có lợi hơn, bạn nào thích anime thì chơi anime, bạn nào thích nhạc, cũng ổn, nhưng mình không khuyến khích lắm. Hãy là một file nghe người nói, và bạn có hứng thú với chủ đề của nó) đi kèm với script. Một tờ giấy, một cây bút và vô việc thôi.
Bước 2: Nghe file đó. Lần đầu tiên hãy nghe hết một lượt để nắm nội dung chính. Những chỗ không hiểu không sao.
Bước 3: Nghe lại lần nữa và lần này thì cầm bút lên. Nghe từng câu một và hãy viết lại chính xác những gì bạn nghe được lên giấy. Chỗ nào nghe không ra cũng phải viết.

Ví dụ, bạn nghe được người ta nói một câu ふかのうなことにちょうせんすんのはかのうでやす。 Mới đọc vô thấy nó rất là kì nhưng hãy viết y nguyên lại như thế nhé. Cứ viết như thế đến hết bài.
Bước 4: Nghe lại một lần nữa, check lại những gì bạn viết xem nó có đúng như bạn nghe hay chưa.
Bước 5: Lần này nghe và đọc lại script nhé. Những chỗ nào sai thì bạn lấy bút đỏ khoanh đỏ lại -> đây chính là những lỗ hổng trong cách nghe của các bạn. Những chỗ này chính là nơi bạn cần tập trung nhiều hơn trong quá trình luyện nghe sau này. Chỗ nào chưa hiểu nghĩa thì viết ra (từ điển Nhật Nhật recommended)
Bước 6: Nghe lại một lần nữa lần này đọc theo script. Chú ý những chỗ bạn sai, có thể dừng nghe lại tùy thích cho đến khi hài lòng. Khuyến khích bạn vừa đọc vừa thu âm lại để sau đó nghe. (Mình thề, lần đầu làm cái này nghe giọng đọc của mình ghê lắm =)) âm thanh bạn tự nghe được khi nói nó đã được khuếch tán trong khoang tai lẫn não nên bạn nghe nó trầm ấm và rất hay, nhưng khi ghi âm ra thì đây chính là cách mà người khác nghe giọng nói của bạn, ghê cực =)) )

Bước 7: nghe lại bản thu âm, đối chiếu với bản gốc và xem mình phát âm chỗ nào chưa được. Hãy phát âm và thu âm - nghe lại đến khi gần nhất với bản gốc là bạn tạm thành công.  

b. Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

  • Phương pháp này khá triệt để. Bạn có thể luyện cả nghe nói đọc viết chỉ trong một phương pháp
  • Tăng vốn từ, tăng khả năng nghe hiểu cũng như phát âm
  • Sau 1~2 tháng kiên trì bạn sẽ thấy kết quả

Nhược điểm

  • Siêu tốn thời gian, lần đầu tiên mình làm, hết 7 bước đó ngốn của mình gần một tiếng với một bài đọc chỉ vỏn vẹn 6 phút.
  • Việc chọn chủ đề cũng như chọn file nghe ảnh hưởng lớn đến chất lượng của kết quả =))

Như mình đã nói, đây là cách làm tuy cực nhưng mình nghĩ nó tốt nhất để giúp bạn tự tin hơn trong việc master cả 4 skill. Nó hoàn toàn không phù hợp với những bạn lười, muốn ăn cả những chả muốn làm gì. Không có thành công nào không phải trả bằng mồ hôi cả ^^ Nhưng mình biết các bạn tham gia group bạn nào cũng quyết tâm mãnh liệt nên mình tin các bạn sẽ làm được.  

Bài viết cũng tương đối dài rồi, còn một bài nữa mình sẽ viết tiếp về chủ đề này:

  • Ngoài cách trên còn cách học nào khác không?
  • Học được kha khá rồi thì lúc phỏng vấn cần phải làm gì?

Thế nhé, hẹn gặp lại mọi người ^^

Tags:
Phỏng vấn

Đăng ký nhận bài viết mới

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới qua email của bạn.
Không còn lo bỏ lỡ những bài viết hữu ích mới nhất từ Stulink!

Các bài viết khác